MỘT SỐ CHẤT BÔI TRƠN PHỔ BIẾN CHO NHỰA

VAI TRÒ CỦA CHẤT BÔI TRƠN

Trong quá trình gia công vật liệu polymer, ma sát nội phát sinh từ 2 nguồn gốc:

  • Ma sát giữa polymer và polymer (tức giữa các phân tử với nhau), ma sát này được gọi là ma sát nội.
  • Ma sát giữa polymer và thành thiết bị: ma sát giữa polymer với bề mặt trục vít, bề mặt khuôn tạo hình, bề mặt hệ thống dẫn hướng,…. Các ma sát này gọi là ma sát ngoại.

Vai trò của chất bôi trơn là nhằm giảm các ma sát nội và ma sát ngoại nói trên, nhằm giúp giảm thiểu các tác động có hại phát sinh trong quá trình gia công:

  • Tổn hao năng lượng lớn, tăng chi phí gia công
  • Phát sinh năng nượng không kiểm soát, gây ra mất kiểm soát chất lượng.
  • Tổn thương mạch phân tử của polymer (tức đứt mạch phân tử), làm suy giảm tính chất của nhựa

NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG

Nguyên lý hoạt động của chất bôi trơn trong hỗn hợp polymer là một thành phần có tính linh động cao, có hệ số ma sát trượt thấp. Ở điều kiện gia công, chúng đóng vai trò như một lớp đệm linh động giữa các phân tử và giữa polymer với thành thiết bị.

0250 Hinh01

  • Để giảm được ma sát nội, chúng phải có ái lực với phân tử polymer đủ lớn, để có thể xâm nhập vào các cấu trúc cầu (Spherulites) và giải phóng cấu trúc sắp xếp của chúng. Chúng tạo thành một lợp đệm giữa các phân tử polymer hay giữa các cấu trúc cầu, giúp chúng trượt thuận lợi hơn.
  • Để giảm ma sát ngoại, chúng phải có tính di hành nhanh ra bề mặt của polymer và dòng chảy của polymer. Đồng thời chúng có ái lực liên hết với bề mặt kim loại, và sớm bao phủ bề mặt kim loại thành một lợp đệm ít ma sát.

MỘT SỐ CHẤT BÔI TRƠN PHỔ BIẾN CHO NHỰA

  1. Các Acid Amides:
    1. Amide bậc 1: Erucamide; Oleamide; Stearamide,…
    2. Amide bậc 2: Ethylene Bis(Stearamide); Ethylene Bis(Oleamide),…
  2. Các Acid Esters
    • PEMS: Polyethylene MonoStearate
    • PEDS: Polyethylene DiStearate
    • GMS: Glycerol MonoStearate
    • GMO: Glycerol MonoOleate
    • Montan Wax (Cas.: 8002-53-7)
    • Stearyl Stearate
    • Distearyl Phthalate
  3. Các Acid béo
    1. Acid béo no: Lauric (C12); Myristic (C14); Palmitic (C16); Stearic (C18)
    2. Acid béo không no: Oleic (C18); Erucic
  4. Hợp chất cơ kim của a-xít béo: Thường là các hợp chất của Calcium (Ca); Magnesium (Mg); Barium (Ba); Chì (Pb); Kẽm (Zn);… của các acid béo (phổ biến nhất là acid stearic).
  5. Các hợp chất hydrocarbon
    1. Paraffin: Hydrocarbon mạch thẳng no
    2. Napthanic: Hydrocarbon mạch vòng no
    3. Aromatic : Hydrocarbon có nhân thơm