Tại sao nên sử dụng chất kháng nhiễm tĩnh điện

  1. Tại sao phải sử dụng chất chống nhiễm tĩnh điện.

Các hợp chất polymer nói chung rất dễ nhiễm điện tích, trong quá trình chúng ma sát với nhau hoặc với các bề mặt tiếp xúc trên thiết bị. Đặc biệt đối với quá trình sản xuất màng và sử dụng màng trong in ấn và đóng gói thì quá trình nhiễm tĩnh điện thường sinh ra ở mức độ đôi khi đến mức nguy hiểm.

Thực tế cho thấy, quá trình nhiễm tĩnh điện gây ra một số những vấn đề như sau:

– Ảnh hưởng đến sức khỏe của người tiếp xúc và sử dụng.

– Làm phát sinh các tia lửa gây dễ cháy nổ ở môi trường có chứa dung môi và chất liệu dễ bắt lửa.

– Làm hư một số linh kiện và thiết bị điện tử.

– Làm giảm năng suất (đặc biệt trong ngành sản xuất màng).

– Làm sản phẩm dễ bám bụi, làm sản phẩm dễ nhiễm bụi bẩn, ảnh hưởng ngoại quan sản phẩm.

  1. Phân loại:

Có thể cơ bản phẩn chất chống nhiễm tĩnh điện làm 2 nhóm:

–  Hoạt động bên ngoài: Là những chất được dùng để bôi trên bề mặt của sản phẩm, sử dụng ngắn hạn, tức thời. Thường thấy loại sản phẩm này trong các nhà máy sản xuất chỉ (multifilament, yarn, thread,…), thường thấy là các loại dầu pha vào các bể nước có chỉ đi qua.

– Hoạt động bên trong: Là các thành phần được phối trộn vào trong nhựa, chúng sẽ di hành ra bề mặt sản phẩm và có tác dụng dài lâu, không chỉ trong giai đoạn gia công mà trong suốt thời gian sử dụng của sản phẩm sau này. Loại này thường được phân phối dạng masterbatch để người dùng có thể dễ dàng phối trộn khi sử dụng.

  1. Nguyên lý hoạt động của chúng:

0170 Antistatic 1

Có thể thấy các phân tử chất chống nhiễm tĩnh điện được phân thành 2 phần: một phần tương hợp với tốt với nhựa, còn phần có kích thước lớn hơn thì lại không tương hợp với nhựa và rất ái nước. Chính vì tính không tương hợp mà chúng rất nhanh chóng di hành và trồi ra bề mặt của sản phẩm nhựa.

Khi chúng hấp phụ các phân tử nước (từ môi trường), chúng sẽ hình thành một bề mặt có tính dẫn điện và nhanh chóng phong tỏa các điện tích trên bề mặt sản phẩm, giúp giảm vấn đề tích diện tích sinh ra nhiễm tĩnh điện của sản phẩm.

  1. Các loại chất kháng nhiễm tĩnh điện thường thuộc các nhóm:

– Glycerol Esters

– Ethoxylated Amine

– Alcohol Amide

– Alkyl Sulphonate