Chất chống đóng khối (kết khối) cho màng

  1. Kết khối là gì?:

Khái niệm kết khối dùng chủ yếu trong lĩnh vực màng nhựa. Kết khối là sử kết dính giữa các lớp màng chặt vào nhau, rất khó tách chúng ra khỏi nhau.

Nguyên nhân của sự kết khối có thể là do: ái lực với nhau, do nhiễm điện tích trái ngược, do chân không,…

  1. Chúng ảnh hưởng như thế nào

Trong lĩnh vực sản xuất bao bì, hiện tượng kết khối của màng gây rất nhiều những khó khăn:

– Người sử dụng rất khó mở miệng các túi bao bì nếu chúng kết khối với nhau, gây mất thời gian.

– Trong đóng gói hiện tượng đóng khối gây khó khăn cho quá trình đưa sản phẩm vào bên trong túi, đôi khi còn gây ra hiện tượng trào đổ,…

  1. Nguyên lý của chất chống kết khối:

Riêng đối với lĩnh vực bao bì, hiện tượng kết khối có nguyên nhân chính là do các bề mặt màng trơn láng nằm sát vào nhau, chúng kết nhau bằng lực hút chân không khi ta cố muốn tách chúng ra với nhau.

Để loại bỏ vấn đề trên, người ta phải sử dụng một số thành phần làm cho bề mặt của màng có độ mấp mô (nhám), để không khí dễ dàng xen vào giữa các lớp màng loại bỏ hiệu ứng chân không.

0230 AntiBlocking Hinh 1

0230 Antiblock Hinh 1b

Cấu trúc bề mặt màng có chất chống đóng khối

Một số trường hợp đặc biệt, người ta bổ sung thêm thành phần có tính khử tĩnh điện, nhờ việc không khí len vào thì hơi nước sẽ cùng vào và phong tỏa điện tích trên bề mặt màng. Nhờ đó loại bỏ hiện tượng kết khối có yếu tố do điện tích.

  1. Các hợp chất sử dụng làm chất chống kết khối:

4.1. Vô cơ: Người ta có thề sử dụng các hạt có nguồn gốc vô cơ như: Silica, Talc, CaCO3, Alumina silicate, Kaoline, Mica,… Tùy thuộc vào độ dày của màng mà đòi hỏi kích thước của các hạt vô cơ khác nhau.

0230 AntiBlock Hinh 2 hc vo co

Trong quá trình gia công, các thành phần trên bị dòng chảy của nhựa đưa ra phía ngoài bề mặt và hình thành một bề mặt gồ ghề trên sản phẩm.

4.2. Hữu cơ: Người ta sử dụng một số chất có đặc tính di hành thuận lợi ra bề mặt của nhựa và cô kết tạo cấu trúc cầu trên bề mặt màng, hình thành cấu trúc gồ ghề cho phép khí có thể xuyên vào giữa các lớp màng. Các chất hữu cơ thường được sử dụng là: Ethylene BisSteramide, Stearyl erucamide, Glycerol monostearate, stearate kẽm, teflon,…

0230 AntiBlock Hinh 3 hc huu co